nhim kieng, ban nhim kieng
Slider 1 mini Slider 2 mini

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nhím kiểng và màu sắc

Từ khóa:

Nhím kiểng muối tiêu

Mô tả: 

Ngoại trừ chân gai và thân gai màu đen, phần còn lại là màu trắng.
Đỉnh gai màu trắng, 5% lông gai là màu trắng đục
Mặt nhím kiểng loại này có màu trắng, tai, mắt và mũi màu đen
Phần lông vùng bụng có màu trắng và là lông mềm
Nếu cố gắng nhìn vào phần da bên trong, các bạn sẽ thấy nó có màu đen tuyền.

( Một thời oanh liệt - Hoài niệm )


Nhím kiểng trắng

Mô tả: 

Lông gai toàn thân đều phủ một màu trắng muốt.
Mũi, tai màu hồng nhạt, mắt màu hồng ruby rất đẹp
Phần lông mềm phía dưới vùng bụng màu trắng, lớp da bên dưới lông màu hồng nhạt.



Nhím kiểng chocolate

Mô tả:

Phần chân lông gai và thân lông gai phủ một màu nâu hạt dẻ, đôi khi là một màu giống như màu cafe sữa, đỉnh lông và phần còn lại của lông là màu trắng.
5 % lớp lông gai cũng là màu trắng đục
Mũi và tai đôi khi là màu nâu, hồng hoặc màu đen. Mắt nhím kiểng loại này cũng vậy, nâu hoặc đen.
Mặt nạ của em nó màu trắng
Phần lông mềm phía dưới bụng mang màu trắng phủ đều.



Nhím kiểng màu vàng

Mô tả:

Đầu gai màu trắng, phần còn lại là màu vàng be hay vàng mơ, đôi khi là 75% màu vàng be và 20% là màu nâu nhạt, và 5% là màu trắng
Mũi và tai màu hồng nhạt, mắt nhím kiểng màu này cũng sỡ hữu màu hồng ruby trông rất đẹp mắt.
Phần lông vùng bụng cũng là một lớp lông mềm và phủ đều màu trắng.
Da của em nó là màu hồng.



Nhím kiểng pintos

Mô tả:

Phần lông thì có thể là màu muối tiêu hay màu cafe sữa, những một vài nơi trên bộ lông gai sẽ loang các đốm trắng, xen lẫn màu lông thuần chủng của chúng, loại này là hàng đột biến gen nên rất hiếm, cũng khó có ai lai tạo được. 




nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown21:05

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Cơn sốt nhím kiểng của giới trẻ

Từ khóa:

Nhím kiểng
Nhím kiểng có tên tiếng Anh là Hedgehog, các bé nhím kiểng có xuất xứ châu Á, châu Âu, châu Phi, New Zealand. Chúng hoạt động chủ yếu vào lúc đêm khuya. Thức ăn của nhím kiểng rất đơn giản, có thể là những loại côn trùng như châu chấu, kiến, mối... hoặc thức ăn đóng hộp dành cho mèo. Chúng có tuổi thọ trung bình 4 năm tuổi. Chu kì sống cao nhất kỉ lục đến 9 năm tuổi. Tuổi thọ đa số đạt 4 -6 năm tuổi.
Chúng rất thông minh và thích chơi nhiều, mỗi con lại có một tính cách riêng. Đa phần chúng rất thích các đường hầm, mê cung. Cả một thứ đơn giản như lõi cuộn giấy vệ sinh cũng có thể trở thành một thứ đồ chơi tốt, chúng khá thích chui đầu vào ống giấy và đẩy nó đi khắp nơi trong phòng. Mặc dù là loài vật sống đơn độc nhưng nó lại có thể có tình cảm rất tốt với chủ nuôi.
Những con nhím kiểng này khá nhỏ với trọng lượng con trưởng thành thường vào khoảng 250-600gr, dài khoảng 13-20cm. Đôi khi một số con có thể nặng đến gần 1kg, nhưng một số thì lại quá nhỏ đến mức chỉ có 180gr.

nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown21:01

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Ông chủ thành công từ nhím kiểng

Từ khóa:

Là dân kế toán, không biết nhiều về thú chơi sinh vật cảnh, nhưng năm 2008, thấy bạn bè  mua những con nhím kiểng nhiều màu sắc, nhỏ bằng nắm tay, có xuất xứ từ Thái Lan về nuôi, anh Phan Quốc Minh (Sư Vạn Hạnh, P.9, Q.5, TP.HCM) cũng mua một đôi nuôi thử.
    Không ngờ, sau ba tháng, nhờ chăm sóc kỹ lưỡng, nhím sinh sôi nảy nở. Minh lên mạng rao bán và được mọi người ủng hộ. Thế là anh mạnh dạn đầu tư vào nghề này. Cái tên Minh “nhím kiểng” cũng ra đời từ đó.
    Đưa chúng tôi đến xem “trang trại nhím” của mình với trên 100 con giống lớn, nhỏ, Minh hóm hỉnh: “Nói là “trang trại” cho oách vậy thôi chứ chỉ cần căn phòng 30 - 40m2 là có thể nuôi vài trăm con”.
    Nhờ nuôi nhím kiểng, Minh có thu nhập khá
    Nhím kiểng tên khoa học là Hedgehogs, có tuổi thọ trung bình ba - bốn năm. Ai cũng có thể chơi nhím kiểng vì con vật này rất thuần, dễ nuôi, không chiếm nhiều diện tích. Chỉ cần làm những hồ kính hoặc nhựa cứng nhỏ (40x40cm) để trên bàn trong phòng khách là bạn cũng có thể nuôi tốt chúng. Nhím không chịu được lạnh và gió nên trước khi cho nhím vào hồ kính để nuôi, phải rắc một ít mùn cưa hoặc cát để khi lạnh nhím chui vào ngủ. Nếu ở miền Bắc, thời tiết lạnh, nên thêm vào lồng nhím một chiếc bóng đèn (vàng, hồng) 40w sưởi ấm cho nhím ban đêm. Khi nhím bị sổ mũi, có thể dùng thuốc cảm cúm và vitamine cho uống với số lượng nhỏ.
    Thức ăn của nhím kiểng rất đơn giản, có thể là những loại côn trùng như châu chấu, kiến, mối… hoặc thức ăn đóng hộp dành cho mèo. Một ngày cho nhím ăn hai lần (sáng từ 6g-7g, chiều 18g). Nhím rất sạch nên nếu thức ăn bị dính phân hoặc nước tiểu thì phải thay ngay. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh “chuồng trại” (hai ngày thay mùn cưa một lần; ba, bốn ngày phải tắm và sấy khô lông cho chúng).
    Nhím kiểng có đủ màu sắc, từ trắng, muối tiêu, sôcôla, vàng... đến những màu sắc đột biến lạ mắt như con  pintos (có hai màu trắng đen hoặc trắng xám). Minh nói: “Những con có màu sắc bình thường thì giá từ 400.000đ-500.000đ/con, những con đột biến thì giá cao gấp đôi. Hiện nay “sốt hàng” nhất là con pintos, đang được săn lùng, giá đến 900.000đ/con nhưng cũng khó kiếm. Những con có màu cam còn có giá đến 2,5 triệu đồng/con, thỉnh thoảng mới có”. Hiện nay, một ngày Minh bán được 15 - 20 con, trừ chi phí, lãi hai triệu đồng/ngày.
    Nhím sinh sản rất nhanh, sau bốn tháng tách mẹ và sống với bạn đời là có thể đẻ. Mỗi lần sinh từ năm đến sáu con, nuôi một tháng tuổi là có thể bán lại. Người nuôi nhím phải chú ý, khi thấy nhím đực chạy lòng vòng quanh chuồng thì sau hai tuần, phải tách nhím đực và nhím cái, vì nhím cái đã có bầu. Kinh nghiệm của Minh là khi có bầu, nhím cái sẽ thải ra phân dài hơn bình thường. Vì thế,  trong thời gian nhím có bầu và nuôi con, chủ nhân chỉ nên cho đầy đủ thức ăn và nước uống, không được bế ẵm hay chơi nhiều với nhím. Những con nhím trong giai đoạn này thường sợ sệt mọi thứ nên không được thay đổi chỗ ở của chúng và không nên cho người lạ vào. Nếu nghe mùi lạ, có khi con mẹ sợ đến nỗi cắn chết con.
    Bạn Lan Hương (Q.Gò Vấp), một sinh viên mê chơi nhím kể: “Lúc đầu tôi cứ nghĩ nuôi nhím kiểng phức tạp, nhưng khi nuôi, thấy rất đơn giản. Hiện tôi cũng nuôi vài chục con, vừa giải trí vừa bán để kiếm thêm chút lãi trang trải việc học hành”.
    Nói về kinh nghiệm nuôi nhím, Minh chia sẻ: Đặc trưng của loài nhím là gai. Nhím kiểng cũng có gai để tự bảo vệ. Gai nhím sẽ xù lên mỗi khi nó sợ hãi. Vì vậy, nếu là chủ nhân của chú nhím, bạn phải thường xuyên chăm sóc, vuốt ve, dỗ dành nó. Khi nhím đang ngủ hay thức, muốn bắt lên thì phải luồn nhẹ tay để nhím ngửi thấy hơi tay mình trước. Nếu mình dùng tay chụp ngay, nhím sẽ hốt hoảng xù gai làm buốt tay (chứ không phải bắn gai ra như mọi người thường nghĩ). Nhím kiểng lúc mới sinh chỉ nhỏ bằng hai ngón tay nhưng nếu được chăm sóc tốt, sau bảy tháng, có thể  nặng đến 500g. 
    Muốn nuôi nhím, dù làm thú cưng hay để bán đều phải kiên trì và yêu thương chúng, nếu không sẽ khó thành công.
    Hiện Minh vừa làm kế toán cho một công ty tại TP.HCM, vừa nuôi nhím kiểng để kiếm thêm thu nhập. Hàng tháng, Minh trích một khoản tiền từ nuôi nhím cùng nhóm bạn nấu cơm từ thiện cho các bệnh nhân nghèo ở BV Ung Bướu, BV Nhi Đồng và một số ngôi chùa tại TP.HCM.

    nhim kieng,ban nhim kieng
    Posted By Unknown20:59

    Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

    Nhím kiểng - Có thể bạn chưa biết (P.4)

    Từ khóa:

    9    Vệ sinh thức ăn

      Không nên để thức ăn rơi vãi ra ngoài chuồng hoặc thức ăn đã qua ngày. Thường xuyên quan sát lót chuồng, quan sát phân để tránh các loại bệnh, đồng thời cũng nên kiểm tra bộ lông của chúng. Đề phòng với môi trường quá dơ sẽ sinh sản ra các loại kí sinh.



    10    Vệ sinh chuồng

    Chùi rửa chuồng của bé thường xuyên. Làm sạch chén ăn và ống chai nước hàng ngày với nước đã nấu chín, để nguội hoặc nước lọc. Làm sạch lồng về mỗi 2-3 tuần hoặc các bộ phận của lồng hàng ngày.


    11    Tiếp xúc

    Chơi đùa nhẹ nhàng và thường xuyên. Bạn chỉ có thể chơi đùa với chúng khi mà chúng đã về nhà bạn ít nhất một tháng. Khi chơi đùa với chúng, hãy nhớ là thật nhẹ nhàng, tạo nên sự thoải mái, không gây ra bất cứ tiếng động hay mối đe dọa nào. Thường xuyên bỏ chúng ra tập thể dục ở nhà bạn. Một ngày nên ít nhất là 30 phút làm quen, chơi đùa.


    12    Rụng răng, thay lông.


     Rụng răng là điều tự nhiên đối với một bé nhím kiểng từ 4-8 tuần tuổi. Chúng chỉ có thể rụng răng sữa. Thay lông cũng vậy. Điều này bắt đầu xảy ra ở 8-10 tuần tuổi và sau đó một lần nữa khoảng 4 tháng tuổi. Đây là một quá trình bình thường và không phải lo lắng về trừ khi có những dấu hiệu của bệnh tật hoặc hiện tượng khó chịu, hoặc lông thất bại trong việc phát triển trở lại. Ở quá trình này, nhím kiểng thường không tuân theo thói quen sinh hoạt của chúng, mà sẽ có các hiện tượng lạ, yên tâm nhé, tất cả đều vô hại

    13    Hiện tượng thoa mùi hương. 

    Vấn đề này đã gây ra không ít mối quan tâm của cộng đồng nhím. Yên tâm nhé, đó chỉ là một thói quen. Khi bắt gặp những mùi hương lạ:gỗ nén, mùn cưa hay mùi tay bạn chẳng hạn. Chúng sẽ cạp cạp vào vật chứa mùi hương, rồi hòa trộn mùi đó với nước bọt của chúng, sau đó là trét phần nước bọt ấy lên lông chúng. Điều này rất khó lý giải, không phải là chúng ói đâu nhé.

    14    Chạy khắp chuồng:

    Một ngày kia, bạn thấy bé nhím của bạn chạy lăng xăng khắp chuồng. Bình thường thôi, đó là triệu chứng của chu kì động dục, đối với các bé, 2-3 tháng là các bé có thể chơi trò người lớn, điều này là không nên, phải để chúng ít nhất là 6 tháng. Hoặc giả, các bé có bầu đã tới gần ngày sinh, do chuyển dạ, nên các bé rất hoạt động.

    15  Tắm, vệ sinh. 

    Phải tắm thường xuyên cho các bé, ít nhất là 1 lần một tháng, chống chỉ định với các bé dưới 2 tháng tuổi và nhím kiểng đang có thai. Nếu muốn tăm bằng xà phòng thì nên xài Johnson’s Baby. Nên ra thú y, mua một bộ kiềm cắt móng cho nhím, đừng cắt sát quá nhé, nghệ thuật lên một chút, và cũng đừng mạnh tay mà làm bé chảy máu

    nhim kieng,ban nhim kieng
    Posted By Unknown22:36

    Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

    Nhím kiểng - Có thể bạn chưa biết (P.3)

    Từ khóa:

    7 Hành vi

    Không nên để các bé gần tivi, radio hay những khu vực có nhiều tiếng ồn. Như các loài gặm nhắm khác trong tự nhiên, nhím kiểng phụ thuộc phần lớn vào ý thức của thính giác, quá nhiều tiếng ồn và hoạt động xung quanh sẽ làm bé của bạn hoảng sợ, đi phân xanh. Đảm bảo rằng tiếng ồn phải ở mức độ hoạt động thấp nhất. Nhím có xu hướng hướng tới tăng cân, điều này là không nên, vì vậy tập thể dục là điều cần thiết cho chúng. Hãy để  một bánh xe (wheel) vào chuồng chúng. Bánh xe nên làm bằng mica, nhựa hay gỗ, không nên chọn loại bánh xe được kết cấu từ những thanh gỗ hay nhựa mà giữa chúng có khoảng cách. Vì loại này có thể làm gãy chân hoặc xé toạc chân bé của bạn. Thật kinh khủng. Quan sát chặt chẽ  hành vi của chúng và lượng thức ăn / nước. Nhím nổi tiếng là hay che giấu bệnh, vì vậy nhận biết kịp thời là vô cùng cần thiết.

    8        Thời gian cho ăn, chế độ ăn

    Một ngày có thể ăn 3 cử, chia đều ra các thời gian: sáng, chiều, tối.Nhím kiểng ăn chủ yếu là thức ăn cho mèo, nhưng cũng phải có hương vị của những thứ khác như trái cây, rau….. Chúng có xu hướng tăng cân, vì vậy bạn phải cẩn thận với chế độ ăn uống để ngăn chặn các bé đưa vào quá nhiều năng lượng vào cơ thể. Một bé nhím thừa cân không có thể cuộn lên và khả năng đi bộ của chúng sẽ chững lại.

    Chế độ ăn uống chất lượng là mối quan tâm chính. Một nhu cầu dinh dưỡng chính xác cho nhím thì rất khó mà định ra được. Vì vậy, trang trại chúng tôi chỉ có thể chia sẻ với các bạn những gì mà trang trại đã áp dụng và thành công (không khuyến khích làm theo). Thông thường nhím kiểng được cho ăn thức ăn cho mèo chất lượng cao như Royal Canin. Ở châu Âu, các nhà lai tạo thường dùng một loại thức ăn chuyên dành cho các bé là Spikes Delite.Hàm lượng chất dinh dưỡng phải dưới 12% chất béo, 30% protein. Ăn nhiều món để tránh suy dinh dưỡng kết hợp với một loại thực phẩm duy nhất - những thứ như trái cây, rau, nấu chín. Sâu gạo (loại cho chim hoặc cá ăn), hoặc hiếm khi dế và cào cào (bẻ chân, bẻ cánh) cũng là một điều trị quan trọng đối với chế độ ăn uống của chúng, có thể cho ăn 1-4 lần một tuần.

    Những thứ không nên cho bé nhà bạn ăn: trái cây loại có hạt, trái cây khô, thịt thô, rau chưa nấu chín, thực phẩm xơ / cứng, nho hoặc nho khô, sữa, côn trùng hoang dã bị bắt, rượu, bánh mì, cần tây, hành tây, cà rốt chưa rửa, tiệt trùng, cà chua, thực phẩm (khoai tây chiên, bánh kẹo, bất cứ điều gì thực sự có đường, muối, vv), hoặc mật ong. Nhím kiểng cần khoảng 70 - 100 calo một ngày nhưng cũng giống như hầu hết các loài khác, nếu được cung cấp thức ăn nhiều hơn, chúng sẽ ăn nhiều hơn nếu có. Chén ăn phải là chén sứ, hoặc phải đủ nặng để chúng không hất đổ hoặc bắt đầu đùa giỡn với chúng. Cung cấp một bình nước với nguồn nước sạch. Quan trọng, bạn phải quan sát có bao nhiêu nước đã được tiêu thụ.

    nhim kieng,ban nhim kieng
    Posted By Unknown21:55

    Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

    Nhím kiểng - Có thể bạn chưa biết (P2)

    Từ khóa:

    4 Nhiệt độ

    Nhím kiểng cần một nhiệt độ ấm hơn một chút, khoảng 70 º F đến 85 º F. Không nên để nhiệt độ giảm đột ngột, các bé có thể sẽ cố gắng "ngủ đông" mà điều đó có thể gây tử vong, và nếu nhiệt độ nóng hơn nhiều và hiện tượng stress nhiệt sẽ xảy ra, các bé sẽ mê man trong thời gian dài, điều này cũng ko kém phần nguy hiểm. Điều chỉnh nhiệt độ nếu bạn nhìn thấy chúng đang hôn mê, hoặc nhiệt độ cơ thể mát hơn bình thường.

    5 Lót chuồng


    Vật liệu lót chuồng tốt nhất cho các bé nhà bạn có thể bao gồm, catsand, mùn cưa, dăm gỗ….. Loại tốt nhất của là dăm bào gỗ thông chưa qua tinh chế, tẩm ướp mùi hươnh. Vì nhím kiểng là một loài gặm nhắm, có thể chúng dị ứng với các mùi hương nhân tạo.

    6 Rụng lông

    Nếu như bạn quan sát thấy lông của chúng rụng nhiều trong chuồng, không nên vội kết luận. Có rất nhiều nguyên nhân cho việc rụng lông. Có thể là tự nhiên, cũng có thể là do chúng quá sợ hãi hay đang bị bệnh. Quan sát mức độ, tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay. Nếu là do bệnh thì hãy yên tâm, các bé ít khi nào bị bệnh, nếu bệnh thì cũng chỉ là những loại bệnh thông thường: cảm, tiêu chảy…Hãy mang bé đến thú y, và nếu họ đề nghị chích các bé của bạn, hãy từ chối ngay lập tức.

    nhim kieng,ban nhim kieng
    Posted By Unknown21:01

    Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

    Nhím kiểng - Có thể bạn chưa biết

    Từ khóa:

    1 Chọn giống

    Việc tìm kiếm một nhà lai tạo tuyệt vời để mua bé nhím kiểng của bạn là tối quan trọng. Nếu không, bạn sẽ kết thúc với một bé nhím có thể sẽ “chết trẻ”. Hãy chắc chắn các trang trại tạo giống có chất lượng, hãy hỏi xem họ cho chúng ăn những loại thức ăn nào, chế độ ăn ra sao và lót chuồng bằng vật liệu gì. Đặc biệt, không nên quên kiểm tra chúng có bị bệnh hay không.



    2 Ngày đầu tiên, thức ăn

    Trước khi mua bé, hãy chắc chắn rằng bạn có tất cả mọi thứ cần thiết. Không thay đổi thức ăn đột ngột, hỏi xem trang trại cho chúng ăn loại nào và tiếp tục cho bé ăn loại đó. Khi đưa nó vào nhà của bạn lần đầu tiên, hãy để lại bé một mình trong ngày đầu tiên trong lồng mới của nó, để em nó không cảm thấy bị đe dọa và trở nên quen thuộc với môi trường xung quanh. Nhím kiểng cần ít nhất một tháng để làm quen với bạn, với mùi hương mới, và môi trường mới. Vì chúng đã trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc sống!


    3 Chuồng nuôi

    Nhím kiểng cần một cái chuồng lớn để được thoải mái. Chuồng của chúng nên thoải mái, lớn, tối thiểu là 32 x 60, không nên có tầng, và với một chiều cao tối thiểu để chúng không thể trèo ra. Không gian càng rộng càng tốt, vì điều này sẽ đảm bảo có rất nhiều chỗ để đồ chơi và tập thể dục. Không nên để một số đồ chơi như cầu tuột, cầu thang vào chuồng nhím, vì một loại thú cưng có thị lực kém như chúng, thì những loại đồ chơi như thế rất nguy hiểm. Hãy thiết kế những mẫu chuồng mà có thể cung cấp đủ không khí cho các bé. Và một điều không thừa, tốt nhất nên làm một cái hang nhân tạo, để các bé có thể làm nơi ẩn náu.



    nhim kieng,ban nhim kieng
    Posted By Unknown20:25